• ,...

  • ,...t

  • ,...

  • ,...

  • ,...

  • ,...

  • ,...

  • ,...

  • ,...

code hỗ trợ khách hàng cho web blogspot

Hỗ trợ khách hàng 24/24
Tư Vấn 01096.456.2233 
Tư Vấn 02096.456.3355 
Tư Vấn 03096.456.5533 
Tư Vấn 04096.456.0099 
Tư Vấn 05096.456.2211 
Tư Vấn 06096.456.0077 
Tư Vấn 07096.456.0088 
(04) 35 38 1399
chua_mot_cot.jpgLà một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ vuông. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên Hoa đài" (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.
Hà Nội xưa phân chia thành hai khu vực rõ rệt: khu thành cấm dành cho vua chúa, quan lại và khu buôn bán dành cho dân chúng - chính là khu phố cổ ngày nay. Thời trước, khu phố cổ được hình thành từ một mạng lưới giao thông đường sông với hệ thống kênh rạch tạo bởi các nhánh của sông Hồng và sông Tô Lịch. Những thợ thủ công lành nghề được triều đình tuyển chọn đã lập ra các làng nghề ngay gần khu vực các cổng hoàng thành. Thế kỷ XI, đây đã trở thành một khu phố buôn bán sầm uất với những phường thợ tách biệt chuyên làm một loại mặt hàng. Chính vì vậy, đến ngày nay, thành phố vẫn thường được gọi là Hà Nội - 36 phố phường. Mỗi phường bắt đầu bằng chữ "Hàng" như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Giấy, Hàng Mã, Hàng Giầy... “Hàng” tiếng Việt cổ có nghĩa là hàng hóa, và các khu phố được đặt tên theo loại mặt hàng bán nhất định. Một vài khu phố ngày nay vẫn bán những mặt hàng truyền thống đó.
Theo truyện "Khổng lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng có ông khổng lồ có tài thu hết đồng đen của phương bắc đem đúc thành chuông. Khi thỉnh chuông, tiếng vang sang bên bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền vùng đi tìm mẹ. Tới đây nó quần mãi đất, khiến sụt thành hồ. Theo thư tịch thì thế kỷ XI, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm mù sương), tới thế kỷ XV thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ còn có tên là Lãng Bạc, trùng với tên nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân của Hai Bà Trưng và quân Hán ở vùng Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh.
Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về. Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời... Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh. Lại còn cả một số công trình nhà ở mới xây dựng bên hồ làm quang cảnh thêm đa dạng. Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây làm giàu thêm chất thơ ở nội thành Hà Nội đồng thời cũng làm giàu cho Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn.
Tương truyền thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Do đó vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ. Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay đền không còn nguyên dạng (toàn bộ nhà bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại nhà hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ. Tam quan và đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê. Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường hồi bít đốc. Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn. Các con giường chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và hai bẩy hai vì ngoài chạm bong kênh và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh. Trong đền vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam Tôn nữ và Huệ Minh phu nhân (không rõ sự tích). Đền còn giữ được 39 đạo sắc phong trong đó 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời Nguyễn, ngoài ra là các câu đối, bia đá trong hốc cây có bài văn bia của Lê Trung Hưng.
Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen (hun). Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m. Tượng mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân ta cách đây ba thế kỷ. Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan. Văn bia tại đền do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10m x 1,25m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Đến thời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa. Năm 1923, cho đổi là Trấn Vũ quán.
Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành khiển, Văn Xương Đế Quân và dời xuống hậu đường phía sau. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm và dâng một đồng tiền vàng, cộng với số tiền vàng do các hoàng thân dâng, đúc lại thành vòng. Vòng dùng sợi dây bạc xâu để treo ở cổ tay tượng thần. Đằng sau đền lại đắp hòn núi non bộ trong một bể con và dựng một đền nhỏ gọi là Vũ Đương Sơn. Sửa chữa xong, có dựng bia do tiến sĩ Lê Hy Vĩnh soạn. Đền hiện nay có sáu bia, kiến trúc, trang trí của đền hiện nay mang phong cách thời Nguyễn.
den_bach_ma.jpgĐền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long. Theo một bộ sách soạn ở thế kỷ XIV thì chính thần Bạch Mã đã cảnh cáo Cao Biền, một viên quan Trung Quốc, sang cai trị, khoảng thời gian từ năm 866 đến năm 875, khiến y sợ hãi phải lập đền thờ. Một truyền thuyết khác kể thêm: khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, ông tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại đền và vụt biến. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Vua bèn phong thần Long Đỗ làm thành hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đó thần có thêm tên là Bạch Mã.
Đền đã được sửa chữa nhiều lần, cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng. Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, sửa chữa đền thêm tráng lệ. Năm 1839, dựng văn chỉ ở bên trái đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Trong đền hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị như 15 văn bia (nội dung các văn bia đề cập sự tích của đền, thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm.




(BDV) -  Sa Huỳnh, vùng biển đẹp thơ mộng ở tỉnh Quảng Ngãi với lượng hải sản dồi dào được cư dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon: mắm nhum, mắm cái cá cơm, mực khô, chả cá...

Sau khi thưởng ngoạn “cát vàng – biển xanh”, du khách có thể thưởng thức các món chế biến từ hải sản tươi vừa đánh bắt, thêm món chả cá “cho đời thêm ý vị”.

Ngày cuối tuần, tôi dong xe máy về Sa Huỳnh theo lời mời gọi của anh bạn đồng nghiệp nơi miền quê ngàn năm sóng vỗ. Đón tôi có cả những ngư dân vừa trở về đất liền sau chuỗi ngày dài lênh đênh trên sóng nước. Nụ cười đón khách của họ rạng ngời dưới nắng, rồi vội vã đưa tôi ra bến cá Sa Huỳnh nhộn nhịp kẻ bán – người mua.

Những ngư dân quanh năm làm bạn với sóng gió biển khơi nhanh tay chọn những con cá tươi ngon mang về đãi khách. Chúng tôi ghé vào ngôi nhà nhỏ của người bạn nằm cạnh bãi biển để “đóng bản doanh bữa nhậu giữa biển và bờ”. Dulichgo

Vài mươi phút sau, cỗ bàn đầy ắp các món: cá luộc, chiên, nướng tỏa hương thơm phức kích thích vị giác của thực khách. Thịt cá gắp đầy chén, rượu quê trong vắt rót tràn ly. Cuộc vui thêm phần rôm rả khi bàn tiệc có thêm món chả cá thơm ngon nhờ sự khéo tay của nữ chủ nhân. Để chế biến món chả cá, những bà nội trợ phải lựa chọn cá nhồng, cá thu, cá rựa… tươi ngon.

Sau khi mang về, cá được làm sạch rồi dùng muỗng nạo thịt ra khỏi xương. Cho thịt cá vào ướp lạnh rồi xoay nhuyễn với muối, tiêu, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn và lòng trắng trứng gà để món chả thêm dai. Tiếp đến, dùng tay vo tròn thịt cá lớn hơn ngón tay cái hay nặn lát chả hình tròn vừa đặt vào đĩa. Với món chả hấp, quậy đều lòng đỏ trứng gà với gia vị rồi đổ lên bề mặt cho thêm phần bắt mắt. Chả chiên ngả sang màu vàng sẫm như mời gọi thực khách “nhanh đũa” kẻo hết phần. Món chả cá có thể ăn với cơm và bún nước lèo hay ăn kèm với các loại rau: khế chua và chuối chát thái mỏng cùng với rau thơm cho đậm đà hương vị. Dulichgo

Thưởng thức chả cá cùng với khế chua, chuối chát, rau thơm cuộn trong bánh tráng gói ram (bánh đa nem) chấm vào bát nước mắm Sa Huỳnh pha chế với chanh, đường, ớt, tỏi khiến cho thực khách thỏa lòng.
 Hương vị thơm và béo, ngọt từ chả xen lẫn với vị chua của khế, vị chát của chuối hòa cùng vị mặn đậm đà của mắm và hương thơm dịu nhẹ từ rau như lưu mãi nơi đầu lưỡi. Miếng chả và rau vừa dai lại giòn làm cho cả chủ lẫn khách cứ luôn tay cuộn rồi chấm mà quên hẳn những ly rượu tràn đầy như tình người miệt biển. Cuộc vui kéo dài với món chả thơm ngon trong tiếng gió vi vu qua rặng thùy dương cùng với âm thanh rì rầm sóng vỗ.

Sau khi ăn uống thỏa thuê, nữ chủ nhân lại ý nhị gửi tặng khách món chả cá mang về làm quà cho người thân. Và cứ thế, món chả cá nơi đây đã đến mọi miền, góp phần tạo nên “hương vị Sa Huỳnh” trong lòng bè bạn khi họ tìm về vùng đất gắn với nền văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước.

Theo Đức Cường (Dân Việt)
Du lịch, GO!
(Cinet) – Nằm ngay trung tâm thành phố tại số 97 Phó Đức Chính-Quận 1, Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh là điểm đến lý tưởng cho những người yêu hội họa, mỹ thuật và là nơi không nên bỏ qua khi đến với thành phố Hồ Chí Minh sôi động.

Ngay từ cổng vào, du khách đã cảm nhận được không gian rất “mỹ thuật” với hình ảnh một toà nhà lớn được xây dựng theo kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc Á Đông, sát hai bên cổng vào là những hàng cây và nhiều tượng điêu khắc đá. Công trình kiến trúc do kiến trúc sư người Pháp – Rivera thiết kế năm 1929, việc xây dựng cũng được bắt đầu từ năm đó và hoàn thành vào năm 1934.

Ban đầu tòa nhà này là của một thương nhân người Trung Quốc có tên là Hui Bon Hoa (tên Việt thường gọi là Hứa Bổn Hòa). Ông Hòa sống tại thành phố Hồ Chí Minh, là chủ của nhiều công trình nổi tiếng như Bệnh viện Từ Dũ; Khách sạn Majestic…

< Không phân chia chủ đề, tầng 1 là nơi trưng bày các tác phẩm từ điêu khắc đá, gỗ đến tranh sơn dầu, sơn mài, lụa của mỹ thuật hiện đại trước năm 75.

Cho đến năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên vào thời điểm đó, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, hiện vật cũng sơ sài nên đến tận năm 1922, bảo tàng mới thực sự đi vào hoạt động.

Tòa nhà chính gồm 3 tầng với hàng nghìn các tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, điêu khắc gỗ, điêu khắc đá đến đồ đồng, đồ gốm. Trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt là tác phẩm sơn mài Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí.

Tầng 1 là nơi trưng bày các tác phẩm mỹ thuật hiện đại sau năm 75. Không chia từng khu vực riêng biệt tranh sơn dầu, sơn mài hay tranh lụa. Cũng không trưng bày theo chủ để cụ thể.

< Khác với tầng 1, trên tầng 2 chia từng khu vực khác nhau với nhiều chủ để đươc lựa chọn từ kháng chiến cho tới thủy mặc.

Các tác phẩm hội họa, điêu khắc được trưng bày đan xen, đưa người xem trải qua những cung bậc cảm xúc lúc cao trào khi lại thấy bình lặng.

Mặc dù không phải là những tác phẩm được liệt vào danh sách những kiệt tác, hay những tác phẩm nổi tiếng của hội họa Việt Nam song tất cả những tác phẩm được trưng bày tại đây được lựa chọn rất kỹ và được giới chuyên môn đánh giá cao. Dulichgo

< Anh bộ độ cụ Hồ và nhân dân của danh họa Mai Văn Hiến.

Lên đến tầng 2, du khách sẽ được thưởng lãm các tác phẩm của mỹ thuật hiện đại trước năm 75. Khác với tầng 1, ở đây trưng bày theo chủ để, với kiến trúc hình vòng cung khép kín, du khách sẽ lẫn lượt thăm quan từ phòng trưng bày chủ đề kháng chiến, đến phòng trưng bày các tác phẩm của sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương- nơi trưng bày tuyệt tác Vườn Xuân Bắc Trung Nam cho đến phòng tranh cổ động, và kết thúc ở phòng trưng bày tranh thủy mặc…

< Thanh niên thành đồng của danh họa Nguyễn Sáng.

Tầng 3 là một không gian hoàn toàn khác với những tác phẩm từ đá, gỗ, đồng và gốm. Theo đúng thứ tự thời gian, bộ sưu tập đầu tiên là bộ sưu tập điêu khắc đá Chăm và điêu khắc đá Nam Bộ. Rồi đến các giai đoạn điêu khắc gỗ, đồng và gốm. Các tác phẩm điêu khắc hầu hết được thể hiện với nhiều chủ để khác nhau như về đời sồng thường nhật, đồ thờ, đồ trang trí…Khu vực đồ gồm vô cùng phong phú với sản phẩm gốm từ cổ đến hiện đại của nhiều làng gốm khác nhau khu vực phía Nam.

< Một vài tác phẩm điêu khác đá và gốm được trưng bày trên tầng 3 của bảo tàng.

Ngoài khu nhà chính, bảo tàng còn có 1 tòa nhà phụ nhỏ hơn là nơi trưng bày các tác phẩm tranh sơn dầu sưu tập từ khắp cả nước. Bên cạnh đó nhưng khu vực vườn tượng, phòng bán tranh và phòng hướng dẫn mỹ thuật cũng mang đến cho du khách thăm quan nhiều trải nghiệm thú vị. Dulichgo

Trong bảo tàng có khu vườn với cây xanh rợp bóng có thể làm chỗ nghỉ chân cho khách thăm quan, gần cổng là quán café nhỏ phục vụ nhiều thứ đồ uống hấp dẫn để du khách vừa có thể uống nước, trò chuyện vừa có thời gian chiêm nghiệm về những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong bảo tàng.

Bảo tàng mở cửa từ thứ 3 đến Chủ Nhật hàng tuần, mặc dù ngày nào cũng có số lượng khách thăm quan cố định song vào thứ 7, chủ nhật điểm đến này thực sự thu khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Theo Lan Hương (Cinet)
Du lịch, GO!